Hỗ trợ 24/7 0908111583
Giỏ hàng (0)

Hotline: 0908111583

Tin tức

Thủy Sản Hoàng Nam xin chia sẻ bài viết cách giảm khí độc NO2 cho ao nuôi tôm.

Ngày đăng: 16-11-2021 07:25:03

Thủy Sản Hoàng Nam xin chia sẻ bài viết cách giảm khí độc NO2 cho ao nuôi tôm.
Tại sao lại có khí độc NO2 trong nước nuôi? có mấy nguyên nhân sau đây.
- Thứ nhất là do xác tảo tàn và xác các động thực vật phù du khác trong nước ao nuôi.
- Thứ hai la do chất thải của tôm như amonia từ phản ứng trong nước ao nuôi sinh ra NO2:
NH3 + 2e- + 2H+ dưới tác động của vi sinh vật tạo ra NH4OH + H2O và tiếp tục NH4OH + 1/2 O2 dưới tác động của vi sinh vật tạo ra NO2- + H2O + 2H+
- thứ ba là do thức ăn dư thừa, vỏ tôm lột, xác tôm chết trong nước ao nuôi.
Vậy tác hại của khí độc NO2 đối với tôm nuôi như thế nao?
- Cái hại thứ nhất là làm giảm khả năng hô hấp của tôm vì NO2 kết hợp với Hemocyamin (tế bào vận chuyển oxy trong máu tôm) làm giảm khả năng vận chuyển oxy trong máu tôm.
- Cái hại thứ hai là làm rối loạn áp xuất thẩm thấu của tế bào tôm nuôi làm tôm khó hấp thu khoáng khi lột xác dẫn đến dễ bị chết khi lột do khó tạo vỏ mới (tôm rớt cục thịt).
- Cái hại thứ ba là khi khí độc NO2 cao thì khí O2 giảm dẫn đến tôm bị thiếu oxy.
- Và cái hại thứ tư là khi khí độc NO2 cao thì tảo trong ao sẽ bùng phát (vì NO2 là dưỡng chất quan trọng để tảo phát triển) làm biến động môi trường nước ao nuôi, rất nguy hiểm cho tôm nuôi.
Chú ý: độ mặn càng thấp thì độc tính của NO2 càng cao.
Từ các nguyên nhân sinh ra khí độc NO2 thì Thuốc Thủy Sản Hoàng Nam hướng dẫn bà con cách khắc phục khí độc NO2 trong nước ao nuôi tôm bằng các cách như sau:
- Cách thứ nhất là kiểm soát tốt mật độ tảo trong nước ao nuôi để tránh trường hợp tảo tàn.
- Cách thứ hai là dùng chế phẩm vi sinh (probiotic) xử lý môi trương để hạn chế tối đa khí độc NH3 từ ban đầu trong nước ao nuôi. Vì khí độc NH3 là nguyên nhân chính tạo khí độc NO2. Như đã biết hiện nay đa số đầu tư nuôi tôm công nghệ cao thì mật độ nuôi cao nên dẫn đến chất thải của tôm nhiều sẽ sinh khí độc NH3 nhiều.
- Cách thứ ba là kiểm soát tốt thức ăn khi cho tôm ăn, không để thức ăn dư thừa, cần phải xi phông đáy sau khi cho tôm ăn mà thấy dư thức ăn hoặc sau khi tôm lột.
Tóm lại để khắc phục khí độc NO2 thì cần kiểm soát tốt từ ban đầu tảo, khí độc NH3, thức ăn dư thừa, vỏ tôm lột.
Còn nếu kiểm soát không tốt để khí độc NO2 cao thì cần xử lý như sau:
- Thay nước ao nuôi càng nhiều càng tốt (thay nước từ từ và thay trong thời gian dài để tôm không bị sốc do sự thay đổi các chỉ tiêu thủy hóa của môi trường nước ao nuôi đột ngột)
- Và đồng thời phải cung cấp oxy cho nước ao nuôi tức thì để tôm không bị thiếu oxy bằng cách: chạy quạt nước mạnh, sục oxy đáy, tạt sản phẩm bổ sung oxy cho nước ao nuôi.
- Dùng sản phẩm YUCCA HN để hấp thụ khí độc NO2 ngay.
- Dùng các chế phẩm vi sinh có các chủng Nitrosomonas spp, Nitrobacter spp để xử lý khí độc NO2.
- Sau cùng là đánh chế phẩm vi sinh xử lý môi trường để phân giải mùn bã hữu cơ, thức ăn dư thừa, chất thải của tôm từ đó hạn chế NO2 sinh ra.
Thủy Sản Hoàng Nam mong từ bài viết này sẽ giúp ích cho bà con nuôi tôm trong vấn đề phòng và khắc phục khí độc NO2 trong ao nuôi tôm.
"Thủy Sản Hoàng Nam hướng tới một nền nông nghiệp bền vững"

Bài viết liên quan

Đăng ký nhận thông tin khuyến mãi

0908111583